Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

¤ Nếu cuộc đời của bạn mà lấy tiền làm trung tâm,
*Bạn sẽ phải sống rất khổ.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy con cái làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất mệt mỏi.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy tình yêu làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất đau đớn.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy vượt lên người khác làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất buồn khổ.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy sự khoan dung làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất hạnh phúc.
¤Nếu như cuộc đời của bạn mà lấy việc tự cho là đủ làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất vui vẻ.
¤Nếu cuộc đời của bạn lấy cảm ân làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất thiện lương.
¤Làm người, cung kính bề trên, không khinh bề dưới, đấy chính là Lễ;
¤Làm việc, việc lớn không hồ đồ, việc nhỏ không tính toán, đấy chính là Trí;
¤Đối với lợi ích, có thể lấy sáu phần mà chỉ lấy bốn phần, đấy chính là Nghĩa;
¤Về phẩm cách, thân tựa như sen, gần bùn chẳng hôi, đấy chính là Liêm (trong sạch);
¤Đối nhân xử thế, trước sau như một, chân thành đối đãi, đấy chính là Tín;
¤Tu tâm, hòa ái từ bi, kính trời yêu người, đấy chính là Nhân.
¤Khi không có tiền, hãy cho đi sự chuyên cần, tiền tài tất sẽ đến,
Đây gọi là đạo trời không phụ kẻ siêng năng.
¤Khi có tiền rồi, hãy cho đi tiền tài, như vậy người sẽ đến,
Đây gọi là của đi người tụ họp.
¤Khi đã có người rồi, hãy cho đi yêu thương, sự nghiệp tất sẽ đến,
Đây gọi là bác ái dẫn dắt lòng người.
¤Sau khi sự nghiệp thành công rồi, hãy cho đi thật nhiều trí huệ, tất niềm vui sẽ đến,
Đây gọi là đức hạnh thiên hạ.
¤¤¤Không có mất, thì sẽ không có được!
Nhất định hãy nhớ kỹ………thế gian vốn vẹn toàn.
Bạn đối với người khác như thế nào, người khác sẽ đối với bạn như vậy……..
Nam Mô A Di Đà Phật.
ST  Cái mình cho đi không ai biết mới hay
Cái mình cho đi ai cũng biết thì 

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

ĐÀN ÔNG
☞Đàn ông, đừng nói quá nhiều về bản thân mình. Dù cho cuộc sống có nhiều đau thương, dù cho cuộc sống có nhiều khó khăn hay cực nhọc. Đừng có than vãn nhiều (ít thôi thì được), đừng có nghĩ cho mình quá, đừng có ao ước được yêu thương… Không! Đàn ông không sinh ra để ngồi mưu cầu về những điều đó. Vì nó dư thừa, không thực tế, và quá là yếu mềm đi được.
☞Đàn ông, cũng đừng nói những điều thừa thải để hạ bệ bất cứ ai “hiện tại” đang yếu hơn mình. Cũng đừng có đi rình mò, canh me chửi bới, hạ nhục, hay bình luận kém văn minh về ai đó. Đừng có đi đâu cũng tham gia vào, chuyện gì cũng bình luận, nhưng lời nói ra không có giá trị, không đáng được năm xu bạc cắc. Một người, bất kể đàn ông hay phụ nữ, khi sỉ nhục – chê bai – dè bỉu người khác đều là những người sống không có phong cách và không đáng được tôn trọng.
(Này, tôi không có ý nói chúng ta phải cứng nhắc như cục sắt. Chúng ta có thể vui cười mà, có thể nói thừa thải, nhưng trong những chuyện vui và tiết mục hài thôi nhé).
☞Đàn ông, coi việc công ra việc công, việc tư ra việc tư, không thể lẫn lộn, chồng chéo cái này qua cái kia. Gia đình, cha mẹ là gia đình, cha mẹ, người yêu/vợ con là người yêu/vợ con, không bênh vực hay thiên lệch bên nào. Không vì bên này hay bên kia mà đổi thay. Đó mới là một người đàn ông có lập trường.
☞Đàn ông, phải giữ chữ tín. Cuộc sống có khó khăn, bầm dập đến mấy cũng phải giữ cho được cái chữ tín. Dù có sống trong nghèo khó, có thất bại, có bị chê cười hay không được học hành đến nơi đến chốn cũng phải gắng mà sống cho nó chính trực. Dù gì thì, nó sẽ là niềm tự hào, là sức mạnh mà chẳng phải ai cũng có được đâu.
☞Đàn ông, vóc dáng có thể nhỏ bé chứ tinh thần thì không được phép. Đừng có ngồi than vãn về bất cứ điều gì, hoặc chấp nhận, hoặc thay đổi, không than thở. Đàn ông, không được phép đánh mất niềm tin mà mình cho là đúng đắn. Đàn ông, Không được phép chấp nhận một vị trí thấp, một công việc dễ dàng, hay một sự hưởng thụ nhàn hạ nào như phái yếu. Đừng có bao giờ nghĩ rằng phải kiếm được một ai đó yêu mình và chấp nhận cái sự nghèo đói hay cái sự tầm thường hoặc yếu đuối của mình. Đừng có mong chờ như vậy, đừng có kém cỏi như vậy. Ý tôi là, làm việc đi, gì cũng được, cho mọi người thấy mình không phải là một gã lười cũng như một gã có phong cách sống quá tầm thường.
☞Đàn ông, phải biết yêu thương tất cả mọi người. Yêu thương cha mẹ, anh chị em, người yêu của mình. Yêu thương đi, và không cần phải nói ra hay cố chứng minh điều đó cho mọi người thấy. Cũng đừng giả tạo như thể mình đang yêu thương người khác. Thật lòng, phải thật lòng, không cần phải “biểu diễn” nếu không thể. Yêu và đừng có mong ai đó phải công nhận hay khen ngợi, bởi vì 2 điều: yêu và sự thật thì không cần phải được ai thừa nhận gì cả.
Thật ra, tôi vốn không thích thú gì cho lắm với 2 từ “thanh niên”. Nó quá chung chung, nó không khơi dậy sự độc lập và ý thức cá nhân cao. Tôi thích “đàn ông” và “phụ nữ”. Tôi thích vậy hơn. Thiếu niên rồi thì đàn ông, thiếu nữ rồi thì phụ nữ.
Thoát khỏi tuổi 18, bắt đầu bước sang tuổi 19, bạn đã đủ điều kiện để trở thành “đàn ông” và “phụ nữ” rồi đấy. Chỉ là khi nào bạn ý thức “bạn là”, mà thôi!
__Tác giả: -Lục Phong-
Tôi biết rằng, trên đời này, có 2 việc khó nhất mà người ta thường nói trên facebook :
Một là, nhét tư tưởng của người này vào đầu của người khác.
Hai là, nhét tiền của người khác vào túi của mình.
Và người làm được hai điều đó thì chúng ta gọi là "VỢ" =)) ( nói đùa tí nhé :D ).
Thế nên, đến blog này không phải là để bạn học theo những gì tôi nói, tin theo những gì tôi nói, bởi tôi cũng không muốn ai đó học và cứ tin ngay những điều tôi nói (hầu hết mọi người làm như thế để khỏi tốn công phải suy nghĩ)...Hãy lắng nghe mà không có sự phán xét, hãy chỉ lắng nghe...rồi tìm những trải nghiệm cuộc sống, trang bị tư duy phân tích cho riêng bản thân mình.

Trước khi kết thúc, tôi muốn nói: Chân lý ở bên cạnh ta, nó đơn giản ở đó, không phải là những lý lẽ hay nguyên tắc. Bởi thế không có gì hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Điều quan trọng là người ta biết nhận thức và cố gắng sống cho tích cực. Bản thân tôi không thích tranh luận và dạy đời ai, có thể người khác sống không vừa ý tôi hay chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn "có quyền" bỏ qua để nhẹ nhàng cho đầu óc của chính bản thân mình.
Bạn có biết lý do chính dẫn tới việc nước Việt ngày càng sa sút? Câu trả lời là: LƯỜI!
Người ta cứ đang kéo cố gắng đất nước này đi lên. Hàng loạt bài báo được viết nên. Trong đó chỉ ra rằng đất nước này đang bị ô nhiễm hóa, đang bị bóc lột hóa, đang bị bất công hóa, và đang bị căng thẳng hóa… Nhưng rồi các bạn biết được điều gì là quan trọng? Ừ, CHẲNG AI THÈM ĐỌC NHỮNG BÀI BÁO ĐÓ. Nghĩa là người ta không biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh họ, không biết được mức độ căng thẳng leo thang của thế giới xung quanh. Tóm lại là, người viết thì cứ viết, người chơi thì cứ chơi, không ai thèm đọc. Dĩ nhiên là ta đang nói đến số đông thôi.
Vậy ra, người ta đang cố gắng thay đổi mọi thứ ở phần ngọn. Nghĩa là kêu gọi những con người đã góp sức gây nên hiện trạng này, hãy thôi đừng phá hủy đất nước nữa, hãy thôi xả rác, hãy thôi chém giết. Đó là một ý tưởng điên rồ. Kêu gọi người từng sát hại đất nước này hãy suy nghĩ lại, rũ chút lòng thương, đừng phá hoại nữa.
Bạn biết vì sao mà đất nước này cứ thụt lùi, thậm chí bây giờ thua cả Lào và Campuchia không? Nếu bạn định trả lời là chính phủ thì hãy tạm gác lại cái ý nghĩ đó. Bởi vì vấn đề là dân chúng ở đây mang một căn bệnh nan y không thể chữa nỗi: LƯỜI!

Lười vận động, tập thể dục

So với số người tập thể dục, thì số người không tập chiếm gấp nhiều lần, nếu không muốn nói là áp đảo hoàn toàn. Bạn không tin? Sáng thức dậy 4 giờ sáng chạy bộ. Rất nhiều ông cụ, bà già sẽ chạy cùng bạn. Số trung niên cũng rất nhiều. Còn số thanh niên thì chiếm trên đầu ngón tay thôi nhé.
Mà không tập thể dục thì chẳng đào đâu ra sức khỏe, không có sức khỏe thì làm cái gì cũng mau mệt, mau mệt thì sẽ nhanh chán, mà nhanh chán thì sẽ sớm bỏ cuộc. Những người có sức khỏe yếu thường làm mọi việc qua loa. Tin tôi đi. Họ không chịu đựng nỗi bất cứ chuyện gì hết. Đó là khi chúng ta nên nói tiếp các kiểu lười khác là hệ lụy của lười vận động.

Lười học

Cái này thì khỏi nói rồi. Trừ các học sinh trường chuyên và công lập, đa số những trường khác, học sinh rất chi là lười. Khoan hãy nói đến việc kiến thức có hàn lâm hay không, có khó nuốt hay không, có kém thực tiễn hay không. Mà hãy tự hỏi, tại sao lại như vậy? Không ai chịu đựng nỗi 2 3 tiếng học bài ở nhà. Nói trắng ra là họ quá lười chịu đựng. Alan Phan đã từng nói rằng ông không hiểu tại sao một đất nước dân số vàng như Việt Nam lại có vẻ lù khù như các cụ già đến vậy.
Bạn hỏi tại sao? Hãy tạm trách Internet, Smartphone, Karaoke, Nhậu nhẹt, Lotte, Starbuck và các loại ăn chơi thời hiện đại nhé. Bạn lại hỏi tại sao nữa à? Bởi vì đó là thách thức của thời đại này. Thú vui hưởng thụ bao vây xung quanh, nhan nhãn đông tây nam bắc hướng nào cũng có. Tại sao phải chịu đựng học bài khi tụi bạn đi nhậu, đi hẹn hò, đi Lotte? À, quên nữa, đừng ai nói với tôi một câu mà đứa trẻ trâu nào cũng biết: Cái nào cũng có mặt lợi, quan trọng là đừng dùng quá liều lượng. Bởi vì, không có mấy ai biết kiểm soát chính họ ở cái vùng đất này đâu.

Lười làm

Tất cả những người chủ ở Việt Nam đều khó tính, họ thường đốc thúc công nhân của mình. Bởi vì họ biết, không đốc thúc, bọn công nhân chỉ ngồi chơi, và làm kiểu đối phó, chủ tới thì luôn tay luôn chân, chủ đi thì phì phèo điếu thuốc, thậm chí là lướt facebook chat chit nữa là đằng khác. Nếu cha mẹ bạn là người trả tiền cho công nhân, chắc bạn sẽ rõ điều đó hơn cả.
Bạn hỏi vì sao họ lười làm, họ bắt đầu lười từ khi nào? Vì sao? Vì họ chẳng có thích thú gì với công việc. Bởi vì họ từ cái giây phút họ lười học, họ chẳng có kiến thức gì để giải quyết vấn đề nên họ chẳng muốn xảy ra thêm vấn đề gì nữa. Mà đấy, cách hay nhất để không có vấn đề gì để giải quyết là ngồi chơi. Làm việc thì tạo nên vấn đề, giải quyết vấn đề chính là một bước thăng tiến. Nhưng họ lại sợ gặp vấn đề biết bao. Không giải quyết được lại bị chửi, lại bị sỉ nhục, lại quê với người khác. Nên họ thà làm người nhàn rỗi tay chân, áo sạch đồ đẹp, không một vết bẩn còn hơn lấm lem mồ hôi, nhếch nhác không ai thèm dòm.

Lười suy nghĩ

Lướt dạo hết vòng facebook là điều bạn có thể làm ngay. Nếu facebook bạn không có gì đáng để xem, không có gì để làm bạn cảm động, làm bạn thấy phải nhìn lại bản thân mình thì bạn chính là một ví dụ. Còn nếu có thông tin gì đó hay, viết về thực trạng của đất nước, về ô nhiễm môi trường, về động vật tuyệt chủng, hay các bài viết học thuật, hãy xem nó được bao nhiêu người like? À, thường thì không có bao nhiêu người like đâu. Không tin lướt ngay facebook là biết.
Chúng ta không có gì để học sao? Hay chúng ta chỉ quan tâm về tự sướng, em nào đẹp, em nào xài camera 360, anh nào GAY, chỗ nào chơi tốt, khu nào ăn ngon, quần áo chỗ nào bán đẹp? Nếu facebook của bạn không có bất cứ cái gì liên quan tới học thuật, kiến thức, thay vào đó là 90% ảnh girl xinh, trai đẹp, hãy yên tâm một cách chắc nịch rằng bạn là một trong những đứa lười suy nghĩ bậc nhất thế giới.

Lười tranh đấu

Cái này thì khỏi phải nói luôn rồi. Cha chung chả ai khóc mà. Đất nước ngày càng đi xuống thì cũng mặc. Nói thật, chả ai quan tâm cả. Những người có tâm, những người làm báo cứ như những kẻ thui thủi một mình tự kỷ vậy. Bài nào họ viết ra, họ tự đọc, chả mấy ai đọc nói chi đến like và comment. Đi chơi noel xong rác thải đầy đường để phải viết lên báo, cũng chả cần thấy nhục mặt cho bản thân hay cho đất nước này, cứ thế năm nào cũng vậy, cũng lên báo, rồi cũng thôi, vì chẳng ai còn hơi sức để nói nữa.
Thờ ơ là căn bệnh của người Việt. Nếu không tin, search bài báo: “Người Việt vô cảm thứ 13 thế giới” là biết. Họ chẳng muốn tranh đấu. Họ chẳng muốn gì cả ngoài việc hưởng thụ những gì đang có. Tài nguyên chúng ta bán, cây rừng chúng ta cưa, voi rừng chúng ta giết, thú rừng chúng ta ăn, chả còn gì mà chúng ta “tha” cả. Khai thác triệt để cho thế hệ này tận hưởng, có thể đoán là trong vòng 10 năm tới sẽ cạn sạch. Nhưng mọi người thì cứ thờ ơ để mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Miễn là họ không ở những vùng hiểm trở, thiên tai; miễn là họ không bị gì hết. Càng ngày, người ta càng rút về thành thị, co cụm, bạn thấy không? Cả đám ăn chơi phè phỡn với nhau, rồi chuốc độc nhau trong từng thớ thịt, dĩa cơm… Nhưng không ai muốn tranh đấu! Chẳng ai muốn cả, vì họ bận phải hưởng thụ sự hiện đại này.
Đấy là những thế hệ đã được đào tạo. Việt Nam thuộc loại khủng của thế giới trong việc chi ngân sách cho giáo dục. Họ đã làm gì, và chúng ta đã tôi luyện bản thân như thế nào? Có khi nào chúng ta thấy nhục nhã, chẳng cần gì cao siêu, mà chỉ bởi vì chúng ta vừa quăng một cục rác xuống đường. Ai đó nhắc nhở, và chúng ta phản bác: TRƯỚC SAU CŨNG CÓ NGƯỜI QUÉT THÔI. Liệu có bao giờ chúng ta thấy nhục mặt vì cái độ lười nó ghê tởm đến nỗi những con chó thông minh, biết đi ị đúng chỗ cũng phải khinh thường?
Những thế hệ đi qua, và những bài học của các bậc mẹ cha ngày càng thực dụng. Bạn không thấy xã hội này quá co cụm từ khi bạn chuẩn bị cắp đồ lên thành phố học? 99,9% tôi đảm bảo sẽ được nhắc: Giữ tiền cẩn thận nha con, trộm cắp dữ lắm; Ở ký túc xá coi chừng nhà con, trộm cắp phức tạp lắm; ở Sài Gòn cẩn thận nha con, dân tứ xứ chẳng biết ai là ai đâu…
Bạn đã từng nghe, chắc chắn như vậy, và hãy thừa nhận là lũ người xung quanh bạn thật gớm ghiếc. Và bạn, tôi chỉ đích danh bạn đó, cũng chưa chắc là một trường hợp đặc biệt gì ngoài lũ gớm ghiếc đó đâu. Một lũ tệ hại, cười với nhau những nụ cười giả tạo, đôi tay vịn chắc túi tiền và trôi vào dòng cuộc sống. Chúng ta chắp vá đất nước này, rách chỗ nào vá chỗ đó, nhưng đúng như Lưu Quang Vũ nói:
“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá, gượng ép chỉ càng sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc làm đúng khác.”
Nhưng chúng ta chẳng quan tâm lời dạy này. Chúng ta chắp vá nhiều hơn là đằng khác. Ai đó đút lót, chúng ta đút lót nhiều hơn. Ai đó đối phó để được điểm cao, chúng ta quyết tâm biết được đề thầy sắp ra giờ kiểm tra. Ai đó quăng rác bừa bãi, chúng ta quăng rác một cách tinh vi. Ai đó lừa đảo ta, ta học cách đó để lừa đảo lại người khác. Và chúng ta có một xã hội như ngày hôm nay. Chẳng ra một cái gì cả.
Một dân tộc ghê tởm nhau, đề phòng nhau đến những chuyện nhỏ nhặt đến như vậy thì làm sao còn đầu óc để đầu tư vào những thứ tiến bộ khác hơn? Một xã hội co cụm, những ánh mắt đầy hoài nghi, ghê tởm thay cho chúng ta!
Chúng ta lười mọi thứ. Chúng ta lười vận động, rồi thì sức khỏe chúng ta kém, sức chịu đựng không có nên chúng ta nhác học, lười làm, buồn ngủ khi phải nghĩ và chán ngán khi phải chịu đựng. Tất cả những gì chúng ta có là đối phó, từ trong ra ngoài. Không đối phó bằng cách hối lộ tiền, thì đối phó bằng cách mua bằng cấp giả, nếu không được thì học đại cho xong, và trong lúc học cũng đối phó với thầy cô. Vâng, chúng ta đối phó n+1 các loại. Nhưng điều làm tôi ghê tởm hơn cả tật đối phó, chính là không thèm đối phó nữa mà sẵn sàng thải rác ra đường như không giữa ban ngày ban mặt, buông lời tục tĩu, dâm dục giữa thiên hạ. Số đó không hề ít, xin chớ coi thường.
Chịu đựng! Những người đi ra từ chiến tranh với sức chịu đựng ghê gớm lại nuôi dạy con họ một cách đầy nuông chiều. Quá nhiều người đi ra từ chiến tranh, quá nghèo khổ để nói đến đức hạnh, tất cả những gì họ lo lắng là tiền, là mưu sinh. Đó là lý do chúng ta ở đây. Cả một lũ không được giáo dục tốt. Cả một lũ đang làm đất nước này đi xuống. Đó không phải là lỗi của họ, hãy thông cảm vì điều đó. Họ đã cố phải xây dựng lại mọi thứ từ đống tro tàn. Nhưng còn chúng ta thì sao? Được nuông chiều từ nhỏ tới lớn, chẳng phải chịu đựng bất cứ cái gì, và giờ thì sẵn sàng ngồi quán cafe chém gió suốt ngày.
Bạn biết bọn nhậu nhẹt và ngồi quán cafe chém gió thường nói gì khi gặp nhau? Tao mới xin làm chỗ kia, lương 4 triệu mà toàn ngồi chơi. Liền lập tức, thằng đối diện sẽ bảo: NGON VẬY!
Cái tư duy ở xứ này là: Ngồi chơi và “khỏe”! Nhưng yên tâm đi, vũ trụ rất công bằng. Cái chỏm nhỏ ở chỗ này trước sau gì cũng bị trừng phạt nếu tiếp tục tồn tại theo kiểu đó.
Nếu bạn muốn thay đổi đất nước, nếu bạn đã 18 hay 20 tuổi hoặc hơn, hẳn là bạn cũng sẽ sớm trở thành những ông bố, bà mẹ. Thế nên, hãy chuẩn bị cho thay đổi, không cần biết trước đây bạn được giáo dục như thế nào, hãy chắc rằng, bạn sẽ trở thành hình mẫu mà bạn muốn con cái mình trở thành trong tương lai.
Đừng uống cạn tài nguyên này, đừng ăn mặn để con cháu khát nước. Đừng để thế hệ nối tiếp thế hệ sống cuộc sống như thế này. Và xin cũng đừng, đừng xấu xa cho đã để rồi sau này bắt con mình trở thành một người tốt. Con nít học qua hình ảnh, nó bắt chước tất cả những gì nó thấy. Đừng bao giờ cho phép bản thân tệ hại, và dạy con bằng cái lối nói rằng bạn dù có xấu xa thế nào cũng là hy sinh cho tương lai của nó. Bởi vì, cách đó nhàm quá rồi, một lời biện hộ không có nghĩa gì hết.
Tôi biết là Việt Nam vẫn chưa đến lúc có một cuộc cách mạng cải tổ lại tư duy người Việt. Nhưng từ giờ cho tới lúc đó, hy vọng tôi có thể giúp ai đó hiểu rằng, hãy luyện tập, hãy chịu đựng để bước đi những ngày tháng trưởng thành. Bạn không thể lớn thêm nếu không chịu đựng. Nếu bạn muốn đi lên, bạn phải chịu đựng, dù xung quanh không có ai hỗ trợ bạn, dù xung quanh mọi người đang say ngủ…

NẾU BẠN MUỐN TRƯỞNG THÀNH, HÃY CHỊU ĐỰNG

Trong nghĩa của từ chịu đựng, không có lười biếng. Trong nghĩa của từ chịu đựng là sức mạnh. Mỗi một cá nhân có sức mạnh, khỏi cần phải bàn tới chuyện đất nước có đi lên hay không, vì đôi tay của họ thậm chí có thể nhấc bổng cả bầu trời…
(Nếu bạn nào đặt một dấu chấm hỏi vì sao bài trước tôi viết là chẳng có ai lười thì bài này tôi lại đỗ lỗi cho việc người ta lười, thì xin hãy hiểu rõ là trong 2 bài tôi đang đề cập đến 2 chuyện khác nhau. Bài trước là cảm thông với những người chưa tìm ra họ là ai trong cuộc đời. Bài này nói về những con người xung quanh tôi mà đầu óc bị mụ mẫm hóa hết rồi, không còn biết gì ngoài những lạc thú tầm thường nữa.)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Trận Bình độ 400 (Lạng Sơn, tháng 5 năm 1981)
Cao điểm 400 là một cao điểm nhỏ, với tiếp diện chỉ có vài trăm mét, chỉ đủ cho vài trăm binh sĩ trú đóng. Tại đây, phía Trung Quốc triển khai một Sư đoàn Bộ binh làm đơn vị tiến công chủ lực và hàng chục các đơn vị hỗ trợ như pháo binh, công binh...v.v... Quy mô tổng cộng có lúc lên tới ba bốn vạn quân. Phía Việt Nam, Thiếu Tướng Hoàng Đan trực tiếp chỉ huy, lấy Trung đoàn Bộ binh 52 thuộc Sư đoàn 337 làm đơn vị phòng ngự chủ lực, được hỗ trợ bởi các đơn vị như Đoàn Đặc công 198, Trung đoàn Công binh 514, Tiểu đoàn Pháo binh 11 thuộc Trung đoàn Pháo binh 108...v.v... Quân số khoảng một vạn quân.
Khi Thiếu tướng Hoàng Đan tới mặt trận, Quân đội Trung Quốc đã chiếm được cao điểm 400. Ông ngay lập tức triển khai tái chiếm lại. Với gần ba mươi năm thao chiến từ năm 45 tới năm 75 của mình, các trung đội đặc công Việt Nam tinh nhuệ không mấy khó khăn tiêu diệt tiểu đoàn phòng thủ cao điểm 400 của Quân Đội Trung Quốc, rồi chuyển giao công việc phòng thủ cao điểm này cho Trung đoàn Bộ binh 52. Trong khi đó, để chiếm được cao điểm, Trung Quốc phải trả cái giá đắt hơn rất nhiều. Như cách tiền nhân Trung Quốc đã dùng từ thời Chiến tranh Triều Tiên, họ dùng chiến lược biển người. Chỉ huy Trung Quốc lấy từng tiểu đoàn một ùa lên, sau một vài đợt tiến công mới chiếm được cao điểm, thương vong hàng trăm người. Phía Việt Nam thì đại đội phòng thủ thuộc Trung đoàn Bộ Binh 52 đóng trên cao điểm hi sinh gần như toàn bộ.
Sau đó, suốt một tháng, một khi một bên chiếm được cao điểm, bên còn lại ngay lập tức tổ chức tiến công vào cao điểm. Hai bên luân phiên chiếm đóng trường kỳ cao điểm trên, tạo nên một cuộc chiến tiêu hao, một cuộc chiến tâm lý, một cuộc chiến về sĩ khí. Điều này khiến ưu thế về quân số của Trung Quốc mất hẳn. Thế công trên mặt trận của Quân đội Trung Quốc mất dần, do các lực lượng chủ chốt bị giữ lại ở quanh Bình Độ 400. Đồng thời, Thiếu tướng Hoàng Đan cũng tổ chức các cánh quân nhỏ, tinh nhuệ đánh thọc sườn, tập hậu, đánh sâu vào hậu phương địch, gây ảnh hưởng tới khả năng tác chiến cũng như sĩ khí của Quân Đội Trung Quốc.
Trong lúc trận đánh diễn ra, Hoàng Đan đã nhiều lần lên trên cao điểm 400, trực tiếp quan sát, chỉ huy chiến trận. Một trong những lần đó, Quân đội Trung Quốc triển khai lực lượng pháo binh, tạo nên hỏa lực tập trung, hòng cày nát cao điểm 400. Thiếu tướng Hoàng Đan vẫn bình tĩnh, ngồi xuống ghế quan sát trận pháo từ trên cao. Ông bảo với những cấp dưới trốn dưới công sự:
“ Sống, chết, thời, vận, số! Một khi anh đã tới số thì đạn pháo còn tìm được anh trong công sự! ”
Điều này giúp cho sĩ khí của đại đội phòng thủ luôn cao, dù cho biết rằng sẽ hi sinh khi lên cao điểm phòng thủ.
Trải qua hàng chục cuộc giao chiến lớn nhỏ quanh khu vực cao điểm 400, Thiếu tướng Hoàng Đan đã đánh quệ sư đoàn bộ binh chủ công của Quân Đội Trung Quốc, buộc địch phải dùng tới cả các đơn vị dự bị. Tuy nhiên, thương vong bên phía Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng rất lớn: trung đoàn bộ binh 52 cũng ở trong tình trạng không khá hơn địch là bao, một số đại đội thậm chí hi sinh toàn bộ. Cuối tháng 6, nhận thấy thế địch đã mất, không cần phải hi sinh thêm binh sĩ ở cao điểm 400 nữa, ông cho rút xuống các đơn vị bộ binh còn lại, chỉ sử dụng pháo binh đánh chặn. Sau khi các đơn vị bộ binh của Việt Nam lùi sâu khỏi mặt trận, Quân Đội Trung Quốc cũng không tiến công, chiếm lấy cao điểm, do thiên thời đã mất. Họ chỉ sử dụng pháo binh đáp trả Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới cuối năm 1981 thì hai bên dần rút khỏi khu vực giao chiến.
Bài thơ Bình độ 400
Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?
Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày
Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một!
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.
Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số!
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.
Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?
St: Nguyễn Mạnh Hùng
ad NH
ĐỨA TRẺ BỤI ĐỜI
Ước gì tôi chẳng thấy sự đời
Hàng vạn trẻ em bị bỏ rơi
Nhặt miếng cơm thừa trên nền đất
Kẻ ăn vươn vãi cười phì phèo
Thương quá làm sao số kiếp nghèo
Cái đói dường như cứ đeo theo
Dăm ba tuổi đầu nơi xó chợ
Mặt mày lem luốt lắm tèm lem
Chợt ngồi ngẫm nghĩ cái sự đời
Người thì phè phởn vun tiền chơi
Biết chăng ngoài ấy em bới rác
Tìm thức ăn rơi để sinh tồn
NHỮNG BÀI HỌC ĐAU LÒNG TỪ PALESTINE
Y-ét- sơ A-ra- phát có lẽ là nhà lãnh đạo cuối cùng của một nhà nước Palestine còn tiếng nói. Đáng tiếc, người anh hùng của nhân dân Palestine này đã ra đi quá sớm. Nghi vấn về cái chết của ông vẫn còn là đề tài tranh cãi khi người ta tìm thấy dư lượng phóng xạ trong miệng ông. Dẫn đến giả thiết ông bị đầu độc lâu dài bằng kem đánh răng tẩm phóng xạ bởi "ai đó".
A-ra- phát là người công ông ta cũng nhiều mà tội cũng có. Cái tội của ông ta là ngây thơ, tin vào bánh vẽ và đẩy dân tộc vào con đường diệt vong sắp sửa xảy tới.
Nhiều năm ròng, ông ta lãnh đạo phong trào của người Palestine đòi độc lập, đòi toàn vẹn lãnh thổ và đã chiến đấu ngoan cường chống Israel và Mỹ. Họ đang trên đà thắng lợi, lập tức người Mỹ tại Liên hiệp quốc đưa ra cái gọi là "giải pháp hòa bình" nhằm công nhận chính quyền của họ và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của họ.
"Điều kiện" cho sự công nhận đó chính là chương trình "giải giáp vũ khí khu bờ tây và dải Gaza". Các phong trào của người Palestine để đổi lấy viện trợ nhân đạo và sự công nhận đã bị tước đi vũ khí. Và Israel- kẻ thù chính của họ thì không như vậy. Hàng nghìn xe tăng Mẹc- ca- ve được xây mới, F16 được mua thêm, bom xuyên phá được tậu lại, máy ủi và vật liệu xây dựng lại hoạt động dồn hàng triệu ng người Palestine vào một góc giờ đây chỉ may ra bằng cái góc Ba Vì của Hà Nội bây giờ.
Mất hết vũ khí, các phong trào Palestine gần như mất sức kháng cự, giương mắt nhìn người Do Thái tàn sát đồng bào mình và bắn những quả Rocket làm bằng ống thép tự chế sang trong vô vọng. Cho đến nay, người Mỹ vẫn gọi họ là "khủng bố". Israel đã lấn hết đất đai của họ. Dân của họ vẫn bị giết hại. Trái ngược hoàn toàn với bánh vẽ mà ai đó vẽ ra cho họ.
Bao giờ cũng vậy, trên thế giới này luôn có những kẻ tham lam muốn nô dịch dân tộc khác. Israel là một dân tộc thông thái và từng bị ruồng bỏ, giờ đây, có vẻ họ tự cho mình quyền sử dụng sự thông thái đó để trút bom đạn và gần như hủy diệt một đất nước theo cái cách như họ đã từng bị đối xử.
Thực sự, súng đạn dẫu nguy hiểm, vẫn luôn là thần hộ mệnh cho một dân tộc để tồn tại. Giá như tổng thống A-ra-phát tiếp tục dùng vũ lực đấu tranh, mọi chuyện giờ sẽ khác.
"Hãy là kẻ buông súng xuống cuối cùng trong một cuộc chiến". Độc lập chỉ có thể đượng đánh đổi bằng sức mạnh của chính mình Và "muốn hòa bình phải có chuẩn bị cho chiến tranh" luôn là bài học không bao giờ cũ cho bất kỳ dân tộc nào.
VJ
Bài học marketing trong mơ chăng?
Tối qua ngủ mơ thấy mình là một người đi tiếp thị kem đánh răng, tình cờ lạc vô một chỗ người dân tộc, đất đai và cây cỏ khô khan nóng bỏng kiểu như Ninh Thuận. Trời nắng nóng hầm hập nên dân cư hằng ngày ẩn trong các hang đá. Vị tù trưởng cho mình ở trong hang gia đình ông. Mình đưa kem đánh răng cho ông xài nhưng ông từ chối vì họ chưa từng dùng thứ này và thấy không cần thiết. Một hôm chẳng hiểu sao mình vò một loại lá và đổ kem đánh răng vào chậu vò, kết quả là một hợp chất xanh xanh, ươn ướt và mát rượi vì trong kem đánh răng có chất bạc hà. Ông tù trưởng xoa hợp chất ấy lên người và khen mát lắm mát lắm. Rồi cả bộ lạc ai cũng tới xin về chà lên người chống cái nóng mùa hè. Thấy dắt hàng mình định tìm đường ra để lấy thêm vào bán nhưng ...thức luôn.
Bài học marketing - bán hàng rút ra từ giấc mơ này là gì đây? Sản phẩm phải phù hợp địa phương hay muốn bán sản phẩm mới phải mời những người nổi tiếng sử dụng trước?
CÓ NHỮNG ƯỚC MUỐN CHƯA ĐƯỢC THỰC HIỆN
- Trước hết là Hoàng Đế Quang Trung: dẹp thù trong giặc ngoài, bách chiến bách thắng. Lịch sử ghi lại rằng: sau khi đánh đuổi quân Thanh xâm lược, Hoàng Đế tập trung mọi ý nghĩ xây dựng đất nước phồn vinh; nhân dân ấm no, đoàn kết;…Về đối ngoại vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết với Nhà Thanh. Hoàng Đế dự định rằng: nếu Nhà Thanh còn có mưu đồ xâm lược thì Hoàng Đế sẽ đem quân đánh chiếm Quảng Đông và Quảng Tây để khôi phục lại nước Nam Việt. Chưa thực hiện được ước muốn thì Hoàng Đế đã qua đời ở tuổi 39 !
- Nhà thơ Hàn Mặc Tử ( 1912 – 1940 ), một ý nghĩ táo bạo khẳng định mặt trăng là tài sản riêng của nhà thơ, rao bán nhưng chưa bán được thì nhà thơ đã qua đời “ Ai mua trăng tôi bán trăng cho “.
- Chị Phạm Thị Xuân Khải tác giả bài thơ “ Mùa xuân nhớ Bác”: Năm 1989, Xuân Khải ra trường, lương bị cắt, chỗ ở KTX phải trả lại. Đi đâu, về đâu ? Chị phải bắt đầu một “cuộc chiến” mới với gánh nặng cơm áo. Sống “du mục” ở Hà Nội gần mười năm, đến năm 1998, chị mới dám nhập hộ khẩu về Bình Định! Từ một người được cử đi học, thuộc dạng cán bộ nguồn, nhưng khi trở về, tất cả đối với Xuân Khải là con số không tròn trĩnh.
MÙA XUÂN NHỚ BÁC
Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ “Lẽ sống” và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ “Đọc thơ anh”.
Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết
Vần thơ thân thiết
Ấm áp lòng người
Bác đã đi xa rồi
Để lại chúng con bao nỗi nhớ
Người cha đã đi xa.
Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
Làm sao có thể quên
Mỗi lần gặp Bác
Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
Người thường nhắc nhở:
Yêu nước, thương dân
Dẫu thân mình có phải hy sinh
Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.
Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi  thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo
Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất
Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ
Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
Mỗi vụ gieo trồng
Có phải đâu là lép cả?
Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh
Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
Bởi lẽ đấu tranh - tránh đâu cho được?
Đồng chí không bằng đồng tiền
Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
Có ai thấu chăng
Và ai phải sửa?
Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
Lòng vẫn thầm mơ ước
Bác Hồ được sống đến hôm nay
Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
Trừ những thói đời làm dân oán trách
Có mắt giả mù, có tai giả điếc
Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
Tham quyền cố vị
Sợ trẻ hơn già
Quên mất lời người xưa:
“Con hơn cha là nhà có phúc”
Thời buổi này,
Không thiếu người xông pha thuở trước
Nay say sưa trong cảnh giàu sang
Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?
Mùa xuân đất nước
Nhớ mãi Bác Hồ
Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.
Xuân Bính Dần
Phạm Thị Xuân Khải

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mỗi một ly cà phê đều có một hương vị riêng. Mỗi một người sẽ cảm nhận theo cách riêng của mình. Nhưng tất cả các ly cà phê đều có một điểm chung là đắng và ngọt, hòa quyện mà không xen lẫn vào đâu được.

 Bài học từ sự yêu thương

Anh rể tôi có thói quen uống cà phê vào mỗi sáng sớm. Nếu chị quên, thì tôi nhớ để pha cho anh, nhưng cho dù có là ai pha thì tôi và chị đều có một điểm chung là sẽ thử một ngụm trước khi đưa cho anh để đảm bảo cà phê đủ ngon. Chỉ là cà phê hòa tan nhưng anh tôi lại thích cho thêm một ít sữa đặc vào cho hơi béo và ngậy, anh tuyệt đối không uống nếu không có sữa. Ly cà phê của anh không nhạt nhưng cũng sẽ không ngọt sắc. Ly cà phê anh không thể nào tìm được ở bên ngoài, vì đó là ly cà phê của sự quan tâm mà tôi và chị dành cho anh, trong ly cà phê đó tôi học được sự kiên nhẫn. Vì chỉ khi thực sự dành tình cảm cho một người nào đó bạn mới để ý đến những thói quen nhỏ của họ. Và ly cà phê đó cũng chỉ có tôi và chị mới có thể pha "chuẩn" cho anh.

✪ Bài học từ sự thảnh thơi

Đừng bao giờ hâm lại cà phê, vì khi đó bạn sẽ khiến tách cà phê của mình trở nên đắng ngắt. Quá khứ cũng vậy, cái gì thuộc về ký ức thì đừng bao giờ lục lọi lại, chỉ khiến cho lòng mình thêm đắng mà thôi. Khép lại và bước qua, để rồi một lúc nào đó khi nhìn lại bạn sẽ thấy nó như một chấm nhỏ trên con đường dài của mình. Để rồi bạn thấy mình nhẹ nhàng, không chút vương vấn, không chút hận thù, khinh khi hay ghét bỏ. Khi đó bạn đang thực sự thảnh thơi.

✪ Bài học của sự vị tha

Cuộc đời cũng giống như một tách cà phê, ngoại trừ bản thân ra đâu ai có thể pha cho bạn một tách cà phê đủ ngọt, đủ đắng, đủ ngon như mình mong đợi. Nếu xem cuộc đời là cà phê đen thì lòng vị tha lại chính là những giọt sữa khiến cuộc sống của mình trở nên ngọt ngào hơn. Thêm ít hay nhiều là do chính tâm của bạn, đừng ôm mãi cái ghen ghét, hận thù để rồi chính bản thân mình lại đắng hơn ai hết.

✪ Bài học của sự tích cực

Ly cà phê chỉ thực sự ngon khi được pha bằng những hạt cà phê tươi mới, tròn và đẹp nhưng đâu phải hạt nào cũng hoàn hảo. Ai rồi cũng sai, cuộc đời chả ai tròn trịa. Bước qua sai lầm, nhận ra thất bại để đừng bao giờ lặp lại. Thay vì đầu hàng với số phận hãy đứng lên và làm lại từ đầu, khi đó bạn mới thực sự là một hạt cà phê đầy giá trị.

✪ Bài học của lòng tự trọng

Hạt cà phê tưởng chừng như giống nhau, nhưng chỉ khi chú ý kỹ chúng ta mới thấy rõ rằng không hạt nào giống hạt nào, mỗi hạt đều có kích thước và mùi thơm riêng. Lòng tự trọng là khi phải tôn trọng chính bản thân mình, bạn là hạt cà phê duy nhất trên cuộc đời này và sẽ không bao giờ có hạt thứ hai giống bạn. Hãy khiến mình trở thành hạt cà phê thơm nhất, đẹp nhất và chất lượng nhất vì khi sinh ra bạn đã là "nhất" rồi.

✪ Bài học của thích nghi 

Một ly cà phê ngon cần có tỉ lệ của nước và cà phê, sự hòa quyện của cà phê và sữa, sự quyến rũ của cà phê và đường. Cuộc sống cũng vậy, muôn màu muôn vẻ, có những lúc hạnh phúc đến ngập tràn nhưng rồi cũng có những khoảnh khắc đau đớn đến tột cùng. Khi đó chúng ta cần học cách chấp nhận mọi thứ để vượt qua như cách mà những hạt cà phê đã bước qua đau đớn, qua nước sôi để rồi khiến mình trở thành nữ hoàng của mọi loại thước uống làm say đắm lòng người, với hương thơm đầy mê hoặc và hương vị say mê.

✪ Bài học kiểm soát bản thân

Ly cà phê chỉ ngon khi được pha ở một nhiệt độ thích hợp. Nước quá nguội hạt cà phê sẽ không thể bung nở để khoe mình, nhưng ngược lại nước quá nóng sẽ khiến những hạt cà phê chết đi, khi đó ly cà phê sẽ trở nên đắng ngắt khó chịu. Cuộc sống cũng vậy, sẽ có những lúc bạn tưởng chừng như mình đang bị đun sôi trong áp lực và căng thẳng, khi đó chúng ta cần phải học cách chế ngự cảm xúc của mình.

✪ Bài học của sự trân trọng

Với một người sành uống cà phê, họ sẽ không thích cà phê đá, càng không ưa với cà phê sữa. Với họ một tách cà phê còn nóng, tỏa ra hương thơm nhè nhẹ mới khiến họ "yêu". Hãy sống một cách đáng sống, quý giá từng phút giây của mình và đừng bao giờ để chúng nguội lạnh rồi trôi qua một cách vô nghĩa.

✪ Bài học của sự chấp nhận

Cà phê chỉ ngon khi được xay đúng cách, hạt cà phê không được quá to nhưng cũng không quá mịn khiến cho ly cà phê bị "lợn cơn". Tùy từng loại cà phê, từng loại hạt sẽ được chế biến một cách riêng. Cuộc sống cũng vậy, có những việc chúng ta có thể hoàn thành một cách xuất sắc nhưng cũng có lúc chúng ta thấy mình trở nên thật "vô dụng". Khi đó hãy biết từ bỏ đúng lúc. Chấp nhận những thứ không thể xảy ra, chấp nhận thất bại cũng là lúc bạn đang dần thành công.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Bạn thường nghĩ khi chi tiền ra là tiền đã mất, nhưng ông Lý Gia Thành - người đàn ông giàu nhất Châu Á lại nghĩ khác, theo ông có ba lĩnh vực mà bạn càng chi tiêu nhiều cho chúng thì bạn sẽ càng kiếm được nhiều hơn.
1/ Đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính bản thân mình
Giáo dục chính mình luôn là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, bất kể hoàn cảnh của bạn có khó khăn như thế nào, hãy tìm cách học những bài học mà bạn chưa từng biết đến, dễ dàng và rẻ tiền nhất là từ những thử thách bạn gặp phải trong hiện tại. Ngay cả khi bạn phải vay mượn tiền bạc để làm, đầu tư cho việc học tập và giáo dục bản thân cho bạn kĩ năng, kinh nghiệm, tay nghề để có thể trả nợ trong tương lai
2/ Chi tiêu cho xã hội, cho cộng đồng
Ông Lý Gia Thành nói rằng bất chấp bạn đang ở trong tình cảnh nào, vẫn luôn có người khổ hơn bạn, do đó hay giúp họ trong khả năng có thể. Đóng góp cho xã hội và cộng đồng quanh bạn là một nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi con người cần hiểu rõ.
Hãy đừng quên câu "một miếng khi đói, bằng một gói khi no". Bạn có thể chỉ cho đi một số tiền nhỏ nhưng nó thực sự có giá trị lớn với người cần nó. Và nhớ đừng quên thưởng cho nhân viên khi công ty bạn đang ăn nên làm ra
Nếu bạn không có nhiều tiền để đóng góp hãy cho những gì bạn có thể cho. Hoà đồng với đồng nghiệp và lãnh đạo, hãy học cách biết ơn những gì bạn nhận được.
Nếu bạn không có điều kiện để đóng góp về mặt tài chính, vậy hãy cho đi những gì bạn có thể. Hãy hoàn thành công việc của bạn một cách tốt nhất, hãy hòa đồng với ông chủ và đồng nghiệp, và hãy biết ơn với những gì bạn có – chính là công việc của bạn.
3/ Cho tiền cha mẹ mình
Việc rất nên làm là thường xuyên đưa tiền cho cha mẹ bạn dù cho tình hình tài chính của họ ra sao, đây là cách thể hiện tình yêu, sự biết ơn và kình trọng đối với mẹ cha.
Bất kể tình hình tài chính của cha mẹ bạn như thế nào, bạn vẫn nên thường xuyên đưa tiền cho họ. Những “khoản tiền hiếu thảo” này là cách thể hiện tình yêu, sự kính trọng và lòng biết ơn đối với cha mẹ.
Cha mẹ không bao giờ bỏ rơi bạn, khi họ ngheo họ đã có thể vay mượn để nuôi nấng bạn khôn lớn, đừng ngần ngại hoàn trả cho cha mẹ mình.
Những doanh nhân thành đạt nhất, những người giàu có nhất là những người luôn yêu kính cha mẹ, ngược lại với những kẻ không hiếu kính luôn gặp những vấn đề trong giao tiếp, làm ăn, không thể thành công,… điều này là hoàn toàn có lý.
Lý Gia Thành là nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất Châu Á và đứng vị trí thứ chín trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tài sản khoảng 23 tỉ USD do tạp chí Forbes bình chọn. Tuy nhiên ông là người có lối sống tương đối gian dị, nhưng luôn tâm huyết với công việc.
Lý Gia Thành nói: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang."

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015



Nhân tài ngập thiên hạ
Anh hùng đầy phố đông
Giữa thái bình thịnh trị
Cầm chổi làm lao công.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Thế Nhân . . .
Thế gian người vô số
Thiên hạ rộng mênh mông
Ta cầu hiền chưa thấy
Ta cầu tài cũng không
Hiền tài sao buổi sớm
Hào kiệt lá giữa đông
...
Một mình ta vung kiếm
Giữa mịt mù bão giông..
Đã Biết:
Thời kỳ đồ đồng đồ đá đã qua
Thời kỳ đồ sắt đồ gang đã hết
Thế kỷ 20 lên mặt trăng, lặn đáy đại dương dễ như chơi
Thể kỷ 21 đến tinh tú, ra thái dương hệ chuyện sớm tối
Nước ngoài mọi thành tựu đã bước qua
Nước ta một chiếc xe làm chưa nổi
Đứng ngồi sao yên,
Anh phải vào Nam ra Bắc, đến mọi góc ngách phố phường
Anh phải qua Tây sang Đông, tới khắp muôn miền tổ quốc
Anh tới những bản làng heo hút
Anh tới những con hẻm vắng teo
Anh chèo biển lớn tít mù khơi
Anh leo núi sâu cao chót vót
Anh Đã Thấy,
Trung tâm số ít những tòa nhà chọc trời tráng lệ
Ngoại thành đa phần những căn nhà lụp xụp xác xơ
Phần lớn mọi người đi xe máy, của những thương hiệu nước ngoài
Số ít vài người lái xe hơi, của các tập đoàn ngoại quốc
Bạn trẻ xí xọn lướt web, chụp nhìn trên những con I-phone Sam Sung... mới hót
Cô bác hí hửng nghe gọi, nhắn tin trên những con No-Kia, Mo-Tor... cũ đời
Nhà nhà sử sụng Ti vi- Tủ lạnh- Điều hòa...của Nhật- Hàn
Người người sử dụng Lap top- Tính bảng- Xe hơi...Đức- Mỹ
Bác nông dân trồng lúa cả vụ, thu hoạch vài tấn không mua nổi smart-phone bé teo
Anh công nhân làm lụng cả tháng, lĩnh lương vài triệu không đủ trả phòng trọ vài mét
Than ôi,
Nước ta nhập toàn hàng xa xỉ điện tử... mắc tiền
Nước ngoài mua những hàng nhu yếu nông sản... giá rẻ
Còng lưng làm lụng cả vụ, được vài tấn lúa tấn khoai
Cố đứng tăng ca nguyên ngày, được vài đồng vài chục
Không phải vì khoai lúa lương bổng o ép chi trả giá bèo...
Mà bởi vì sản phẩm lao động giá trị gia tăng không có...
Người giàu thì quá ít, mà người nghèo quá nhiều
Mình làm chẳng được nhiêu, mà bạn đường chưa có
Lòng Mỗ,
Ngày đi làm cứ, nghĩ nghĩ suy suy
Tối về nghỉ vẫn, ngơ ngơ ngẩn ngẩn
Làm sao phát triển nước nhà thịnh vượng
Làm sao sánh bước năm châu hùng cường
Con đường phí trước lắm gian nan
Người đời mịt mù trong sương khói
Phải chăng,
Cần một nền giáo dục vượt thời...
Cần một sự kế hoạch đi trước...
Cần lắm những bậc tài đức lãnh đạo
Cần lắm những đấng hào kiệt chung vai
Đồng lòng một tiếng non sông
Gánh vác dựng xây nước Việt
Biết mình:
Sở dĩ tuổi không còn trẻ, nên sức đã mòn
Bởi vì tóc chẳng còn xanh, nên trí đã kiệt
Đời người gió thổi mây bay
Cây xanh xuân qua thu tới
Một cây làm chẳng nên non
Một mình gánh sao nghiệp nước
Thôi thì,
Đôi lời muốn nói...
Vài chữ giải bày...
...
Mong tìm được người, cùng chung chí hướng
Cầu tìm được bạn, trà đạo ngâm thơ
Nay đêm khuya vắng, tái bút nơi đây
Mai sáng bình minh, luận bàn thiên hạ
. . .
06-04-2014
TG: CEO sieuthitaigia
Sáng hôm nay một mình anh ra bể
Thấy sóng bao la vạm vỡ tận chân trời
Ta có thể lấy điều gì so sánh?
Xin thưa anh: “Tri thức của loài người”
Sáng hôm nay một mình anh lên núi
Thấy ngàn năm mây trắng nõn nà phơi
Mây cuồn cuộn có gì sánh nổi?
Xin thưa anh: “Có kiến thức trên đời”
Nguồn Sống ấy nằm trong trang sách
Từ đời cha truyền lại đến đời con
Lưu giữ mãi một Tình Yêu trong sạch
Sách mở ra vô tận những tâm hồn
Trang sách chứa bao điều mới lạ
Những tinh khôn từ vạn cổ chí kim
Ai giữ sách để người sau được đọc
Để tri âm - tri kỷ biết nhau tìm?
NHỮNG QUY TẮC TRONG CUỘC SỐNG.
1. Bạn sẽ trưởng thành hơn nhưng không chắc sẽ khôn ngoan hơn. Bạn sẽ tiếp tục mắc hàng đống sai lầm và những sai lầm này KHÔNG GIỐNG những sai lầm mà bạn đã mắc phải.
2. Hãy chấp nhận sự thật: Điều gì xảy ra thì đã xảy ra rồi.
3. Bạn không cần cải thiện, thay đổi hay cố gắng theo đuổi sự hoàn hảo - mà ngược lại chỉ cần chấp nhận bản thân mình.
4. Hãy biết điều gì có giá trị hoặc không.
5. Đừng xem cuộc đời như kẻ thù địch, hãy xem nó như đối thủ thân thiện trên sàn đấm bốc.
6. Chỉ có cá chết mới phó mặc mình cho dòng nước. Hãy hành động.
7. Hãy là người cuối cùng lên tiếng. Nói cách khác, hãy biết giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
8. Hãy thay đổi những gì bạn có thể thay đổi, phần còn lại - hãy giữ nó như thế.
9. Thất bại cũng tốt. Nhưng hướng tới những điều không phải là tốt nhất thì không nên.
10. Đừng ngại ước mơ. Những dự định là những điều cần phải biến thành hiện thực, còn những ước mơ thì không. Nên, hãy mơ bất cứ thứ gì bạn muốn.
11. Đừng sống trong quá khứ.
12. Cũng đừng sống bằng tương lai.
Bạn hãy sống ở ngay tại đây, ngay bây giờ và giây phút này.
13. Hãy ăn mặc như thể hôm nay là một ngày trọng đại.
14. Mở rộng phạm vi an toàn - bước ra khỏi nơi trú ngụ bấy lâu của mình.
15. Cảm thấy xúc động là điều hoàn toàn bình thường.
16. Bạn sẽ không bao giờ hiểu hết mọi thứ. Mọi thứ sẽ bất ngờ diễn ra theo hướng không tốt hoặc tốt đẹp lên.
17. Cần biết niềm hạnh phúc chân chính bắt nguồn từ đâu.
18. Biết rằng khi nào cần từ bỏ.
19. Hãy biết khen ngợi đúng lúc và là người đầu tiên xin lỗi nếu bạn sai.
20. Chỉ có những người tốt mới cảm thấy tội lỗi. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, đó là dấu hiệu tốt.
[Richard Templar]
Chúc các bạn ngày mới nhiều khám phá mới!... Biểu tượng cảm xúc kiki

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

ĐỂ LẠI CHO MÌNH MỘT ĐỐI THỦ
– – Chúc mừng những người đã giúp cho bạn trưởng thành – –
Đội tuyển thể thao Trung Quốc tuy đã đoạt toàn bộ huy chương vàng tại Giải vô địch Bóng bàn thế giới, thế nhưng tôi lại không lấy làm phấn khởi chút nào cả, một cảm giác buồn bã cô đơn chỉ mong thất bại chợt trào lên trong lòng, thật là ở trên cao không sợ gì giá lạnh. Đội tuyển Trung Quốc cần phải có một đối thủ. Mà trên đời này, chẳng phải cũng như vậy hay sao, một người nào đó mà có một đối thủ thì là điều rất hạnh phúc, bởi vì đối thủ của bạn, sẽ cùng bạn trưởng thành trên đường đời, cho đến khi bạn leo lên đến đỉnh cao nhất.

Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế. Anh hùng thường xuất hiện từng đôi từng cặp một, Việt vương Câu Tiễn và Ngô vương Hạp Lư, Tào Tháo và Lưu Bị, Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Trông họ đều như đối thủ của nhau, thế nhưng họ đã khiến cho đối phương thành công, đồng thời họ cũng làm nên chính bản thân mình, và chính vì có sự tồn tại của đối thủ, thì bản thân mình mới phải càng gắng sức gấp bội cho việc học tập, và mới đi phấn đấu. Cuối cùng mới có được công thành danh toại.
Vua Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tôi tin rằng thứ mà ông có được không phải là niềm vui vì mình đã trở thành người duy nhất được tôn vinh trên muôn vàn người, mà là ông cảm thấy buồn tẻ và lạnh lẽo vì không ai địch nổi mình, không chiến mà thắng, ông đã mất đi mục tiêu phấn đấu, đồng thời cũng mất đi chính bản thân ông, cuối cùng triều đình nhà Tần đến đời thứ hai liền bị diệt vong. Lưu Bang tuy tham tiền hám của, háo sắc đẹp, thế nhưng vì có sự tồn tại của Hạng Vũ, khiến Lưu Bang đã từ một kẻ bụi đời trên phố, cuối cùng trở thành một đế vương tài giỏi, tôi tin rằng, năm Lưu Bang qua đời, người tưởng nhớ Lưu Bang nhất không phải là ai, mà ắt phải là Hạng Vũ-đối thủ suốt đời của Lưu Bang.

Hạnh phúc thường khiến cho con người trở nên mê muội, thế nhưng khổ đau lại khiến cho con người trưởng thành. Người chúng ta thường không nhớ rõ lắm chính là người mang lại hạnh phúc cho mình, thế nhưng ai là kẻ gây ra nỗi khổ đau to lớn cho mình thì thường lại khắc cốt ghi tâm. Cuộc đời không có đối thủ chính là cuộc đời không chọn vẹn. Mỗi khi tôi đọc cuốn “Khang Hy Đại Đế”, thì dường như trông thấy hình ảnh vua Khang Hy chúc rượu trong bữa tiệc Thiên thọ, tôi thường cảm động đến nước mắt lưng tròng, nhà vua chúc ba bát rượu, bát rượu thứ nhất kính dâng cho Hoàng thái hậu Hiếu Trang, bát rượu thứ hai kính dâng cho các vị công thần, đến bát rượu thứ ba, Ngài nói như thế này: “Bát rượu thứ ba này, Trẫm kính dâng cho kẻ thù đã chết của Trẫm, Ngao Bái, Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan, còn có Thái tử Chu Tam nữa, họ đều là những anh hùng hào kiệt, chính họ mới là những người đã tạo nên Trẫm đây, họ đã ép buộc Trẫm lập nên công trạng vĩ đại. Trẫm căm ghét họ, nhưng lại kính trọng họ. Ôi, đáng tiếc làm sao, họ đều đã chết cả rồi, Trẫm buồn tẻ biết nhường nào! Trẫm không chúc họ chết đi một cách bình yên, mà chúc họ khiếp sau sống lại thì vẫn làm kẻ thù của Trẫm!”
Thật là hào phóng biết nhường nào, thật là bất khuất làm sao.
Từ xưa anh hùng nhiều trắc trở, muôn vàn hiểm trở cuối cùng cũng như sâu tằm từ trong kén chui ra.
Hãy giữ lại một đối thủ cho bản thân mình, hãy để lại cho mình một mục tiêu phấn đấu, hãy để cho bản thân mình mãi mãi dạt dào sức sống.
Hãy chúc phúc đối thủ của mình, chính vì có họ, bạn mới có thể giành được vẻ vang của ngày hôm nay.
Hãy quý trọng đối thủ của mình, bởi vì rồi có ngày bạn sẽ phát hiện, vai trò không thể thay thế được của họ lại ngự trị trong lòng bạn.
Chúng ta không làm người cầu mong thất bại một cách cô đơn, chúng ta là những hảo hán bằng xương bằng thịt, chúng ta kính trọng đối thủ của chúng ta, để đối thủ và chúng ta cùng nhau tiến bộ, cùng nhau trưởng thành, tất cả chúng ta đều sẽ tiến tới có được một mảnh trời xanh thuộc về chính bản thân mình.

Để lại cho mình một đối thủ – Bài văn đạt điểm tuyệt đối của thí sinh TP Bắc Kinh năm 2011

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.
Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.
Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.
Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác. Bạn có thể vào trang webhttp://www.successconsciousness.com và bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết, lời khuyên và những kỹ thuật để huấn luyện cho sự an bình nội tâm cũng như quyển sách đặt biệt “Peace of Mind in Daily Life” đã đề cập về chủ đề này.
Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn:
– Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.
– Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.
– Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.
– Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
– Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.
– Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.
– Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.
– Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.
– Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.
– Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.
– Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!
Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh . Designed by