Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

ƯỚC MƠ – HẠT MẦM CỦA THÀNH CÔNG
Giàu hay nghèo khổ cũng là do ý chí và nghị lực sinh tồn của từng người, mình có biết vươn lên với đời, biết tạo dựng sự nghiệp...
"Nhìn thiên hạ, cười với thế gian
Cuộc đời như vậy còn gì vui hơn
Cuộc vui có được là mấy chốc
Có khác chi hạt bụi và mưa sa
Khi tuổi còn xanh ta tự hỏi
Nui nào cao và sông nào rộng hơn
Thu đông cùng chí ta quần tụ
Vang khắp muôn nơi ta đã gặp nhau
Trăng sáng tỏ bùi ngùi trong dạ
Nỗi lo này biết bày tỏ cùng ai
Vừa chuyện trò kể lể xa xôi
Cùng chung chén rượu cùng vui tiệc tùng
Hoa đêm trăng bay về nam đậu
Lượn ba vòng biết sẽ đậu cành nao
Chí đã rộng mà nghĩa càng cao
Công danh chưa thỏa có ai tỏ bày
Nâng chén rượu hợp tan ly biệt
Uống có say tùy thuộc bạn với bè
Chí đã quyết một hơi uống cạn
Nhìn lên cao gió thổi mây lao xao
Cạn một chum đất trời dịch chuyển
Ý ta say hay uống rượu đã say
Chân đi bước thấp bước cao
Như đi trên đỉnh non cao chập chùng"
Ước mơ chính là nguồn động lực thật sự của cuộc sống, là hạt mầm của mọi thành công khi được “vung trồng” bằng ý chí, lòng quyết tâm và sự nổ lực bền bỉ. Con người sống thì phải biết ước mơ và tin tưởng, dẫu không phải ước mơ nào rồi cũng sẽ trở thành hiện thực. Trong cuộc đời, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ để luôn hy vọng, sống lạc quan và tránh rơi vào tâm trạng bi quan, tuyệt vọng. Vậy hãy mơ những gì mà mình muốn có, làm những gì mà mình muốn đạt được để có được hạnh phúc trong cuộc đời.
Muốn hiện thực hóa ước mơ, hãy biến ước mơ thành khát vọng cháy bỏng, tự tin và hành động kiên trì để biến niềm tin, ước mơ thành hiện thực. Chỉ khi ước mơ trở thành niềm đam mê bất tận và mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được mới là điều bắt buộc ta phải đi đến tận cùng.
Steve Jobs – người được mệnh danh là “phù thủy sáng tạo”, “tượng đài công nghệ” coi đam mê mà ông có đối với công việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất đằng sau sự thành công của ông. Cùng với Wozniak, Steve Jobs đã tạo ra Apple với tầm nhìn thay đổi thế giới. Steve Jobs và đội của mình mơ ước về sự cách mạng hóa thế giới máy tính cá nhân, đã cống hiến toàn bộ tâm sức để biến ước mơ đó thành hiện thực và ông đã trở thành tượng đài của thành công đỉnh cao.
Chính ước mơ và đam mê đã giúp công ty Apple phục hồi sau mỗi lần thất bại. Cũng chính đam mê đã giữ chân Steve Jobs trong ngành công nghệ máy tính bất chấp sự thật ông bị sa thải bởi chính công ty mà ông sáng lập ra khi mới chỉ 30 tuổi. Ông không bao giờ từ bỏ vì không bao giờ muốn làm bất kỳ điều gì khác trong cuộc đời.
Steve Jobs đã kết nối đam mê của ông và các cộng sự đối với chiếc máy tính tới mức độ đam mê mà các nghệ sĩ thường đạt tới khi sáng tạo nghệ thuật. Nói về thời gian dành cho việc tạo ra chiếc máy tính Macintosh, Steve Jobs đã nhớ lại “Cảm giác và đam mê mà mọi người đưa vào chiếc máy tính hoàn toàn không khác biệt so với một bài thơ hay một bức tranh… Mọi người đã đưa vào những sản phẩm này vô số tình yêu.”
Steve Jobs cho biết ông không bao giờ chọn con đường sự nghiệp của mình vì tiền bạc. “Tôi từng đáng giá hơn một triệu USD khi tôi 23 tuổi, hơn 10 triệu USD khi tôi 24 tuổi, và hơn 100 triệu USD khi tôi 25 tuổi và điều đó không hề quan trọng bởi tôi không bao giờ làm điều đó vì tiền. Trở thành người đàn ông giàu có nhất trong nghĩa trang không có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là khi đặt lưng lên giường vào mỗi tối, chúng ta đã làm được một điều gì đó tuyệt vời.”
Steve Jobs đã sống cuộc sống mà ông mơ ước. Ông thú nhận rằng điều duy nhất kéo ông đi làm mỗi ngày chính là sự đam mê. Ông nói: “Chúng tôi thường mơ ước về những thứ này. Giờ chúng tôi bắt tay vào việc tạo ra chúng. ”
Đối với những doanh nhân khác đang chật vật tìm kiếm con đường và động lực cho mình, Steve Jobs đã đưa ra lời khuyên: “Cách duy nhất để làm được một công việc tuyệt vời là hãy yêu thích những gì bạn làm… Với tất cả ý nghĩa trong tim, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó.”
Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua”. Ai cũng có thể học được bất cứ điều gì cần thiết để hiện thực hóa ước mơ của mình, nếu có đủ nghị lực và ý chí.
Chúc các bạn thành công!...

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing Tác giả: Al Ries & Jack Trout


1. Quy Luật Tiên Phong: Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi hơn.
2. Quy Luật Chủng Loại: Nếu bạn không thể trở thành người tiên phong một chủng loại sản phẩm nào đó, hãy chọn một sản phẩm mới mà bạn có thể trở thành người tiên phong.
3. Quy Luật Ghi Nhớ: Được khách hàng nhớ đến đầu tiên sẽ hiệu quả hơn là xuất hiện đầu tiên trên thị trường. 
4. Quy Luật Nhận Thức: Marketing không phải cuộc chiến về sản phẩm mà là cuộc chiến về nhận thức.
5. Quy Luật Tập Trung: Vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing là gắn được một từ ngữ vào tâm trí khách hàng.
6. Quy Luật Độc Quyền: Hai công ty không thể có chung một ấn tượng trong tâm trí khách hàng tiềm năng.
7. Quy Luật Nấc Thang: Chiến lược bạn sử dụng tùy thuộc vào việc bạn đang ở nấc thang nào.
8. Quy Luật Song Đôi: Cuối cùng, mọi thị trường đều trở thành cuộc đua song mã.
9. Quy Luật Đối Nghịch: Nếu bạn muốn nhắm vào vị trí thứ hai, chiến lược của bạn sẽ phụ thuộc vào người tiên phong.
10. Quy Luật Phân Chia: Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai hoặc nhiều chủng loại.
11. Quy Luật Viễn Cảnh: Hiệu ứng marketing chỉ phát huy tác dụng trong một thời gian dài.
12. Quy Luật Mở Rộng: Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được. 
13. Quy Luật Hy Sinh: Để có được thứ gì đó, bạn phải từ bỏ một thứ khác.
14. Quy Luật Đặc Tính: Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm.
15. Quy Luật Thành Thật: Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm.
16. Quy Luật Đòn Then Chốt: Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động duy nhất cũng sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể.
17. Quy Luật Không Thể Dự Đoán: Nếu không phải là người lập kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
18. Quy Luật Thành Công: Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại.
19. Quy Luật Thất Bại: Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận.
20. Quy Luật Cường Điệu: Tình hình thực tế thường trái ngược hoàn toàn với những gì giới truyền thông đưa tin.
21. Quy Luật Gia Tốc: Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời, mà dựa vào khuynh hướng. 
22. Quy Luật Nguồn Lực: Một ý tưởng sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính

Nguồn: Sách: 22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing Tác giả: Al Ries & Jack Trout

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Cách biết lòng người

Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời.
Trời thì hằng năm có xuân hạ thu đông, hàng này còn có buổi sáng, buổi tối, ta do đấy mà biết được.
Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng, có kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ rõ như vững vàng thư thái mà trong cuống rỗi nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo bên ngoài trái nhau khó lường như thế.
Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì họa mới có thể biết được người.
Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi: 
- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí? 
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp: 
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người. 
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp: 
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình. 
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi: 
- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí? 
Tử Lộ thưa: 
- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!... 
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng: 
- Bất ngờ thay!... 
LỜI BÀN: 
Cùng một cân hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ. 
Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một dòng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa bình nguyên... thiên hình vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta vì người và người vì ta, có lúc ta vì ta, và người vì người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi. Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh. 
Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Eulide phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho"! Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước"! Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: - "Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước"! Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vìsai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, "chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý". Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh. Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói: 
- Không thương mình làm sao thương được người ngoài? 
Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" (ý nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

SIÊU THỊ “LỪA” BẠN NHƯ THẾ NÀO?
Có lẽ như những người đàn ông bị phụ nữ phàn nàn vì không biết đi mua sắm lại thường là những người thông minh và tránh được những trò thao túng của Siêu Thị nhất: ”Ghi ra danh sách cần mua và mua đúng những thứ đó”.
1. Bắt đầu với xe đẩy. Phát minh năm 1938 này được thiết kế với mục đích ‘giúp’ khách hàng mua nhiều hàng hơn, với kích cỡ lớn hơn. Vì sao? Thử nghĩ tới lúc bạn đẩy xe đẩy trống trơn tới quầy tính tiền, bên trong chỉ có một chai dầu gội đầu? Và đúng lúc ấy, có khá đông người xung quanh cũng đang tính tiền. Ahh, bạn biết rồi đấy. Tính ghen tỵ và cái tôi của con người làm họ so sánh mình với người xung quanh. Một mẹo quá đơn giản và dễ hiểu.
2. Và mùi hương đầu tiên bạn thường cảm thấy chính là mùi Bánh mì. Theo nghiên cứu, mùi bánh mì sẽ đánh tan cảm giác xa lạ và đề phòng xung quanh của bạn. Một khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ dễ chi tiền và nghe theo lời người khác hơn.
Tất nhiên, điều trên cũng áp dụng với Hoa. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao Siêu thị lại bán hoa không?
3. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra rằng, tại sao Siêu thị lại để những đồ nhu yếu phẩm, đồ ăn, sữa, trứng… ở góc tường và thướng nằm cuối siêu thị không? Để bạn phải đi qua hêt Siêu thị. Sẽ có cơ hội bạn bị bắt mắt bởi một hàng hóa nào đó khác.
4. Ở Việt Nam và nhiều nước có thói quen và hành vi lái xe bên phải cũng ảnh hưởng tới bạn. Đó là lý do bạn nên để ý tại sao những sản phẩm dễ bán được nhất chính là những sản phẩm nằm bên kệ hàng hóa bên tay phải của bạn. Và Siêu thị sẽ tính phí cao hơn hoặc để những sản phẩm có tính chiến lược hơn nằm bên tay phải của từng kệ hàng hóa.
5. Bạn cao 1m7? Siêu thị sẽ tính chiều cao trung bình của bạn để đặt những hàng hóa vừa tầm mắt. Và đây cũng là kệ hàng hóa của những mặt hàng có giá trị đắt hơn so với kệ dưới hoặc trên của nó.
6. Những đứa trẻ to xác sẽ để ý điều này đây. Những mặt hàng dành cho trẻ con thường nằm thấp xuống phía dưới (như sôcôla, kẹo, bánh…) nhằm thu hút chúng.
7. Lớn hay nhỏ có tác động đấy. Ở những siêu thị đông người, mọi người thường shopping ngắn hơn, mua ít hơn và dễ nổi điên. Bạn muốn đi Siêu thị to hay nhỏ?
8. Màu ấm thu hút bạn đến cửa hàng và màu mát mẻ lại khiến bạn mua hàng nhiều hơn. Ngày mai bạn ghé thử Siêu thị và chú ý xem, bạn sẽ thấy ngay đấy!
9. Âm nhạc? Nghiên cứu chứng minh được rằng nhạc nhẹ và chậm khiến khách hàng ở lại lâu hơn và mua nhiều hơn. Thêm nữa, nhạc cổ điển có tác dụng mạnh nhất trong trường hợp này và khiến người mua sẽ mua hàng đắt hơn. Âm nhạc quá lớn hay quá nhanh sẽ khiến khách hàng từ bỏ bạn.
10. Khi đang chờ thanh toán, bạn bị buộc phải dừng lại. Đó là lý do tại sao ngay khu vực thanh toán thường trưng bày bánh kẹo, sing gum, dao cạo râu, tạp chí… Họ có thể mua nhanh vì nó rẻ và tiện.
11. Và cuối cùng, thẻ Khách Hàng Thân Thiết của bạn có tác dụng theo dõi hành vi và phân tích thói quen mua sắm của bạn.
- Sưu tầm.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

¤ Nếu cuộc đời của bạn mà lấy tiền làm trung tâm,
*Bạn sẽ phải sống rất khổ.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy con cái làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất mệt mỏi.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy tình yêu làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất đau đớn.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy vượt lên người khác làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất buồn khổ.
¤Nếu cuộc đời của bạn mà lấy sự khoan dung làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất hạnh phúc.
¤Nếu như cuộc đời của bạn mà lấy việc tự cho là đủ làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất vui vẻ.
¤Nếu cuộc đời của bạn lấy cảm ân làm trung tâm,
*Bạn sẽ sống rất thiện lương.
¤Làm người, cung kính bề trên, không khinh bề dưới, đấy chính là Lễ;
¤Làm việc, việc lớn không hồ đồ, việc nhỏ không tính toán, đấy chính là Trí;
¤Đối với lợi ích, có thể lấy sáu phần mà chỉ lấy bốn phần, đấy chính là Nghĩa;
¤Về phẩm cách, thân tựa như sen, gần bùn chẳng hôi, đấy chính là Liêm (trong sạch);
¤Đối nhân xử thế, trước sau như một, chân thành đối đãi, đấy chính là Tín;
¤Tu tâm, hòa ái từ bi, kính trời yêu người, đấy chính là Nhân.
¤Khi không có tiền, hãy cho đi sự chuyên cần, tiền tài tất sẽ đến,
Đây gọi là đạo trời không phụ kẻ siêng năng.
¤Khi có tiền rồi, hãy cho đi tiền tài, như vậy người sẽ đến,
Đây gọi là của đi người tụ họp.
¤Khi đã có người rồi, hãy cho đi yêu thương, sự nghiệp tất sẽ đến,
Đây gọi là bác ái dẫn dắt lòng người.
¤Sau khi sự nghiệp thành công rồi, hãy cho đi thật nhiều trí huệ, tất niềm vui sẽ đến,
Đây gọi là đức hạnh thiên hạ.
¤¤¤Không có mất, thì sẽ không có được!
Nhất định hãy nhớ kỹ………thế gian vốn vẹn toàn.
Bạn đối với người khác như thế nào, người khác sẽ đối với bạn như vậy……..
Nam Mô A Di Đà Phật.
ST  Cái mình cho đi không ai biết mới hay
Cái mình cho đi ai cũng biết thì 
Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh . Designed by